XtGem Forum catalog
CHATTHUGIAN.MOBIE.IN
kính chào qúy khách

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Tử Vi   Truyện Tranh  
Facebook  Xổ Số  Dịch  Tải Game  Báo  Tiền Ảo Bitcoin 

 HOÀN CHÂU CÁCH CÁCH


 phan 26

 Lời nhắc nhở của Vĩnh Kỳ làm cho Nhĩ Khang ngã hẳn người ra sau ghế.
 – Đúng rồi! Đúng rồi, đây là điều hết sức nguy hiểm! Để kéo dài không được đâu. Chúng ta cần phải cho Hoàng thượng biết ngay sự thật!
 – Không thể cho biết ngay bây giờ. Bởi vì Tiểu Yến Tử đã gây quá nhiều sóng gió, kẻ thù quá đông. Nếu sơ xuất, e là cái đầu của cô ấy khó mà bảo toàn. Hoàng hậu mà biết được sự thật sẽ đem gia pháp quốc pháp ra, là khó lòng mà chạy thoát. Vì vậy phải tìm một giải pháp. Làm thế nào cho Tử Vy và cả Tiểu Yến Tử đều có lệnh đại xá của Hoàng thượng, miễn được tội chết lúc đó mới nói hết sự thật ra!
 Vĩnh Kỳ nói, Nhĩ Khang tuyệt vọng:
 – Muốn có được lệnh đại xá nào có phải là dễ dàng? Từ nào đến giờ Hoàng thượng có ban cái lệnh đó bao giờ đâu?
 Nhĩ Thái suy nghĩ, nói một cách đầy hy vọng:
 – Tôi nghĩ thì chuyện này cũng không khó lắm đâu. Sao ta không lợi dụng chuyến tuần du này? Chỉ có những người thân tín bên vua, nếu chúng ta khéo lợi dụng cơ hội biết đâu sẽ thành công. Tử Vy và Tiểu Yến Tử đều là người có bản lĩnh, chắc chắn sẽ được việc. Hãy hy vọng, cứ hy vọng!
 Và quay qua Vĩnh Kỳ với Nhĩ Khang, Nhĩ Thái nói.
 – Hai người chẳng qua vì trong cuộc nên lo lắng thái quá thành u mê. Còn tôi, tôi không có dính líu gì cả nên rất bình tĩnh, rất sáng suốt. Các người hãy nghe tôi đi, chẳng có gì để lo quá vậy.
 Nhĩ Thái phân tích, Vĩnh Kỳ và Nhĩ Khang thấy có lý, chuyến đi tuần du này trở nên có ý nghĩa khá quan trọng, thành hay không là đây…
 Rồi Vĩnh Kỳ chợt nhớ ra, nói:
 – Nhưng mà Tiểu Yến Tử còn phải trả bài “Cổ tùng quân hành” mới được đi! Bây giờ phải làm sao?
 Nhĩ Khang đứng dậy:
 – Bọn mình phải giúp cô ấy. Bắt cô ấy học ngay mới kịp.
 Và gần như không một phúc chậm trễ, cả ba tay “Ngự lâm quân” chạy bay đến Thấu Phương Trai ngay.
 Tất cả bọn người trong Thấu Phương Trai được tập hợp cả ngoài sân nhỏ. Vĩnh Kỳ cầm trường kiếm múa. Ánh kiếm bạc loang loáng lúc nhanh, lúc chậm vạch thành những luồng sáng khi cao khi thấp. Mọi người há hốc mồm xem, nhất là Tiểu Yến Tử, cô nàng có vẻ vô cùng kính phục.
 Vĩnh Kỳ sau mấy đường kiếm khởi đầu, bắt đầu vừa múa vừa đọc bài “Cổ tùng quân hành”.
 – Bạch nhật đăng sơn vọng phong hỏa, hoàng hôn ẩm mã bàng giao hà. Hành nhân điêu đẩu phong sa ám. Công chủ tỳ bà u oán đa. Dã vân vạn lý vô thành quách. Vũ tuyết phân phân liên đại mạc. Hồ nhạn ai minh dạ dạ phi. Hồ nhi nhản lụy song song lạc. Văn đạo Ngọc Môn do bị già. Ứng tướng tánh mạng trục khinh xa. Niên niên chiến cốt mai hoang ngoại. Không kiến bồ đào nhập Hán gia.
 (Ngày trắng lên non nhìn khói lửa, hoàng hôn dừng ngựa tại đầu sông, người đi che cát ù ù thổi, tiếng đàn cát cát buồn vô song. Tuyết rơi hoang dã không thành quách. Nhạn Hồ buồn bã suốt đêm khuya. Gái Hồ lệ chảy không ngừng hạt. Ngọc Môn xa quá nhìn không ra. Ứng tướng xá gì thân nam tử. Quanh năm chinh chiến cốt xương phơi. Hình như nho đỏ nhà ai đó? Đã đến quê nhà đất Hán đây…)
 Vĩnh Kỳ vừa đọc vừa múa kiếm, mọi người vỗ tay ca ngợi. Tiểu Yến Tử là người thích thú nhất khiến Vĩnh Kỳ lai múa thêm lần nữa. Vừa múa vừa diễn giảng.
 – Mũi kiếm đưa lên trên thế này, gọi là Bạch nhật đăng sơn vọng phong hỏa. Xong rút kiếm về, đọc là Hoàng hôn ẩm mã bàng giao hà. Rồi múa kiếm tới lui gọi là Hành nhân điêu đẩu phong sa ám. Đẩy kiếm tới lui thế này gọi là Công chủ tì bà u oán đa. Nào lại đây Tiểu Yến Tử, mình hãy luyện trước bốn câu này đi!
 Tiểu Yến Tử khoái chí nói:
 – Ồ! Vui quá vậy, thế này rất dễ nhớ.
 Nhĩ Khang đưa kiếm cho Tiểu Yến Tử, Yến Tử vừa múa vừa đọc thành văn.
 – Bạch nhật đăng sơn vọng phong tỏa, hoàng hôn ẩm mã bàng giao hà.
 Mọi người thấy vậy, vỗ tay hét:
 – Hay quá! Hay quá! Thuộc rồi! Thuộc rồi!
 Tử Vy cười hỏi Nhĩ Khang:
 – Cái phương pháp này hay thật. Ai bày ra vậy?
 Nhĩ Khang cười:
 – Cái đó gọi là tùy cơ ứng biến, hóa tắc thông “Dạy học mà vừa học vừa hành mới dễ nhớ chứ? “
 Lúc đó Tiểu Yến Tử đã quên hai câu sau nên hỏi.
 – Kế tiếp là gì nhỉ?
 – Hành nhân điêu đẩu phong sa ám. Công chủ tỳ bà u oán đa!
 Vĩnh Kỳ vừa múa kiếm vừa đọc. Tiểu Yến Tử múa kiếm vùn vụt rồi đọc theo.
 – Hoàng thượng điêu nan phong sa ám, Công chủ bối thi u oán đa! (Hoàng thượng làm khó dễ khiến cát bụi bay mịt mù. Cát cát đọc thơ mà oán hận vô song).
 Nhĩ Khang và Tử Vy nhìn nhau. Khang ngạc nhiên:
 – Xem kìa! Cô ta còn biết sửa cả thơ!
 Tử Vy cười:
 – Như vậy là quá tiến bộ rồi, đúng không?
 Còn Nhĩ Thái nghe lại lắc đầu:
 – Chỉ sợ là “Hoàng thượng nghe xong mặt tái hẳn. Cát cát lỡ lời ân hận thêm”?
 Trong khi Vĩnh Kỳ chẳng để ý đến chuyện sửa đổi lời thơ của Tiểu Yến Tử. Tiếp tục múa kiếm và dạy.
 – Đây là chiêu “Dã vân vạn lý vô thành quách”, kế đến là “Vũ tuyết phân phân liên đại mạc”. Rồi sau đó “Hồ nhạn ai minh nguyệt nguyệt phi”. “Hồ nhi nhản lụy song song lạc”.
 Đường kiếm của Tiểu Yến Tử càng lúc càng nhanh, càng hay. Có điều múa mấy đường là Tiểu Yến Tử dừng lại hỏi.
 – Cái gì… Dã nhân… Dã nhân làm gì vậy?
 – Không phải dã nhân mà là dã vân. Tức là mây trời lang bạt cô cứ múa kiếm, vừa múa vừa tưởng tượng đưa đường kiếm tới. Giết được hàng vạn kẻ thù phá tan hoang tất cả thành thị vườn tược vậy.
 Nhĩ Khang nói vào để giúp đỡ. Tiểu Yến Tử lại thắc mắc:
 – Và kế tiếp đó? Cái gì mưa tuyết, rồi cái gì là sa mạc nữa?
 Nhĩ Thái thấy vậy chen vào:
 – Vũ tuyết phân phân liên đại mạc. Cô cứ tưởng tượng mình múa kiếm làm mưa tuyết phải rơi. Rơi ngập cả sa mạc. Như vậy kẻ thù sẽ chẳng còn đường mà thoát. Đó là Vũ tuyết phân phân liên đại mạc.
 – Thôi hiểu rồi! Hiểu rồi!
 Tiểu Yến Tử kêu lên, vừa múa kiếm vừa nói:
 – Dã nhân vạn lý đánh không lại, múa kiếm như tuyết cùng cát rơi! Đúng không?
 Mọi người thấy Tiểu Yến Tử đọc phải phục lăn.
 Sau đó, Tiểu Yến Tử được Tử Vy, Nhĩ Khang, Nhĩ Thái và Vĩnh Kỳ hộ tống, cùng đến gặp vua Càn Long, để trịnh trọng đọc bài “Cổ tùng quân hành” và để tạo sự liên tưởng, giúp Tiểu Yến Tử đọc dễ dàng, họ mời cả vua ra Ngự hoa viên.
 Tiểu Yến Tử đầy tự tin nói với vua:
 – Dễ lắm! Con có thể đọc làu làu được đấy!
 Nhĩ Khang, Nhĩ Thái, Vĩnh Kỳ và Tử Vy thì căng thẳng vì chẳng tin tưởng Tiểu Yến Tử lắm.
 Cuộc trả bài bắt đầu. Tiểu Yến Tử hướng mắt về phía Vĩnh Kỳ. Vĩnh Kỳ dùng thuật múa tay tạo sự liên tưởng cho Yến Tử. Nhưng vì trước mặt vua nên không dám múa may rõ ràng chỉ đưa những ngón tay lên xuống nhắc nhở.
 Tiểu Yến Tử bắt đầu đọc:
 Bạch nhật đăng sơn vọng phong hỏa.
 Hoàng hôn ẩm mã bàng giao hà.
 Hoàng thượng khó chịu ào ào cát.
 Tử Vy thấy Tiểu Yến Tử bắt đầu trật đường rầy, nên tằng hắng một tiếng, khều nhẹ Tiểu Yến Tử một cái. Nhĩ Khang, Nhĩ Thái và Vĩnh Kỳ cũng quýnh lên làm mấy động tác ngăn lại. Tiểu Yến Tử dừng lại chỉ.
 – A… A… A…
 Vua thì đã trông thấy các hành động của đám Vĩnh Kỳ, nên hỏi.
 – Các ngươi làm gì vậy chứ?
 Cả đám sợ hãi, vội giả lơ, người ngó trời, người ngó mây, người làm bộ xem hoa. Tiểu Yến Tử nhớ mang máng lại, nói.
 – Câu ban nãy đọc trật rồi, phải là Hành nhân điêu đẩu phong sa ám. Cát cát đọc thơ oán hận nhiều.
 Câu sau của Tiểu Yến Tử lại khiến đám Vĩnh Kỳ, kẻ ho, người tằng hắng, người động đậy tay chân.
 Vua ngó đám thanh niên đứng pha trò, vừa tức vừa buồn cười, nhưng mặt ngoài lại làm ra vẻ bình thản, nói:
 – Được rồi, tiếp tục đọc đi!
 Tiểu Yến Tử nói:
 – Bẩm Hoàng A Ma, con thấy đoạn sau hơi khó, Hoàng A Ma làm ơn cho con mượn cây gươm đi!
 Vua Càn Long ngạc nhiên:
 – Lạ vậy, thơ và gươm có sự quan hệ gì nhau?
 – Dạ nếu không có gươm, con không đọc được.
 Tiểu Yến Tử nói, rồi đi hái một cành cây làm gươm. bắt đầu vừa múa vừa đọc thơ.
 – Con đọc lại từ đầu nhé? Bạch nhật đăng sơn vọng phong hỏa. Hoàng hôn ẩm mã bàng giao hà. Hành nhân điêu đẩu phong sa ám. Công chủ tỳ bà u oán đa!
 Mọi người thấy Tiểu Yến Tử đọc được thở phào nhẹ nhõm. Tiểu Yến Tử lại tiếp tục vừa múa vừa đọc.
 – Dã nhân vạn lý đánh không lại, kiếm khí như là tuyết mù sa. Hồ nhạn ai minh dạ dạ phi, Hồ nhi nhãn lệ song song lạc. Nghe nói Ngọc Môn chưa bị ám, giết ngay bọn đó một xe đầy…
 Nhĩ Khang nghe đọc phải thở hắt, Nhĩ Thái thì che mặt xấu hổ. Vĩnh Kỳ đứng như trời trồng, Tử Vy cũng vậy, cúi xuống không dám nhìn mặt vua Càn Long.
 Và quả thật vua Càn Long đã nổi nóng:
 – Thôi thôi thôi! Người ta đọc thơ phải tao nhã, đằng này vừa múa may vừa đọc, mà lại đọc trật lất nữa thật trẫm chẳng biết con đang làm gì nữa.
 Tiểu Yến Tử làm ra vẻ khổ sở:
 – Cũng tại Hoàng A Ma không hà, sao không chọn một bài dễ một chút, gần gũi cuộc sống đời thường thì con đã đọc được rồi. Chọn bài khó quá, nhiều câu mà chữ cũng khó. Đọc chữ trước là quên ngay chữ sau. Cái gì mà người Hồ, rợ Hồ. Tuyết rồi sa mạc. Bạch nhật hoàng hôn, rồi Hoàng thượng cát cát lung tung, những bài như vậy đọc không đã nhức đầu, đớ lưỡi. Nói chi đến chuyện trả bài thuộc lòng.
 Vua Càn Long hỏi:
 – Thế trong lúc con đọc bài, Vĩnh Kỳ và các bạn con tại sao phải múa tay múa chân chi vậy?
 Nhĩ Khang thở ra:
 – Xin Hoàng thượg đừng cười cợt. Đây là một cách dạy học thất bại. Đúng ra bọn con muốn biến bài thơ thành bài luyện võ để cát cát dễ nhớ, không ngờ. Múa kiếm thì cô ấy múa được, còn bài lại không nhớ.
 Bấy giờ vua Càn Long mới hiểu ra:
 – À thì ra là vậy, các ngươi múa tay múa chân có nghĩa là đang múa kiếm? Ai đặt ra kiếm phổ mới mẻ vậy? Các ngươi ư?
 Vua Càn Long tròn mắt nhìn đám Vĩnh Kỳ:
 – Vậy theo các ngươi đánh giá thì chuyện đọc thơ của Tiểu Yến Tử vừa rồi có nói là thành công không?
 Vĩnh Kỳ nói:
 – Vậy cũng giỏi quá rồi. Bốn câu đầu đọc rất trôi chảy.
 Nhĩ Khang tiếp:
 – Hai câu “Hồ nhạn ai minh dạ dạ phi, Hồ nhi nhãn lệ song song lạc” cũng không trật.
 Nhĩ Thái thêm:
 – Câu kế tiếp phần đầu hơi lệch lạc, nhưng hai chữ Ngọc Môn thì lại đúng.
 Vua Càn Long trợn mắt:
 – Như vậy theo các ngươi Tiểu Yến Tử đã tạm thuộc bài ư?
 Tiểu Yến Tử biết là mình đã bị kẹt rồi nhưng đánh bài liều, bước ra đề nghị.
 – Xin Hoàng A Ma cho Tử Vy trả bài hộ con được không?
 Vua Càn Long càng ngạc nhiên:
 – Có cái vụ trả bài giùm nữa ư? Ngộ thế?
 Tử Vy thấy Tiểu Yến Tử ở thế kẹt, mà như vậy thì rất nguy hiểm nếu ở lại trong cung, nên quỳ xuống năn nỉ.
 – Hoàng thượng, xin cho phép nô tỳ trả bài hộ cho cát cát một bài khác, nếu Hoàng thượng còn chưa hài lòng thì xin để cát cát về ôn lại bài rồi trả sau.
 – Ngươi muốn trả một bài khác ư?
 – Vâng.
 – Vậy thì ngươi đọc đi, trẫm nghe đây?
 – Nô tỳ thấy là trong giây phút này mọi người đều hồ hởi vì chuyện chuẩn bị tuần du của Hoàng thượng, vì vậy tạm không đọc bài “Cổ tùng quân hành”. Bởi vì bài thơ đó nghe buồn thảm quá. Hiện tại đất nước ta đang ở vào thời hưng thịnh, mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, tại sao ta không chọn một bài khác thích hợp hơn?
 Vua Càn Long thấy lời của Tử Vy hữu lý, nên nói:
 – Thôi được, không đọc bài thơ đó, ngươi chọn một bài thơ nào vui vẻ hơn đọc cho mọi người nghe xem.
 – Dạ.
 Tử Vy nói, rồi bắt đầu đọc:
 Mây xuân phiêu lãng bên trời
 Nam Hồ quang đãng một màu thắm tươi
 Liễu xanh đậu nét đôi bờ
 Hoa kia đua sắc thiên thai như mời
 Khói sương lãng đãng tranh đời
 Lầu ai vang tiếng tiêu mời người sang
 Trăng vàng vũ trụ thênh thang
 Nửa như lưu luyến nửa như thiên đàng.
 Tử Vy vừa đọc xong là vua Càn Long như ngỡ ngàng.
 – Đây là thơ của trẫm cơ mà. Sao ngươi cũng biết vậy?
 – Dạ nô tỳ trộm nghe qua. Có điều vì không biết cách trình bày nên không diễn đạt được hết thâm thúy trong thơ Hoàng thượng.
 Vua Càn Long nhìn Tử Vy:
 – Ngươi có biết bài thơ này ta đã làm lúc nào không?
 – Dạ Hoàng thượng đã sáng tác vào lúc đang du thuyền trên Nam Hồ ở Gia Khánh, đó là lần đầu tiên Hoàng thượng đến Giang Nam. Thời gian là vào tháng hai năm Càn Long thứ mười sáu ạ.
 Vua Càn Long nghe nói hoàn toàn bất ngờ. Vua nhìn Tử Vy, thấy vô cùng thích thú. Đây là một cô gái hết sức tuyệt vời.
 Vua nói.
 – Tiểu Yến Tử! Con quả thật có một trợ thủ tuyệt luân. Thôi thì trẫm chịu thua. Tha cho con một lần nữa đấy. Ha ha!
 Vua nói xong cười lớn tiếp:
 – Hay lắm! Hay lắm! Mọi người đều hay cả. Tính toán cái gì cũng hay. Chỉ tiếc là có học trò dốt quá đi thôi. Nhưng cũng thật thú vị. Bài thơ “Cổ tùng quân hành” của người ta hay như vậy mà trở nên méo mó. Cái gì mà “Hoàng thượng làm khó gió âm u. Cát cát đọc thơ buồn ai oán? ” Thật là hết biết. Ta chưa tưng thấy bao giờ. Thôi dẹp cả “Cổ tùng quân hành” đi, mà hãy chuẩn bị chuyện “Chuẩn bị xuất tuần” đi. Ha ha! Thật thú vị.
 Và khi vua thích chí cười ha ha. Thì mọi người như được xả cảng, vui lây. Không ai nín cười nữa.
 Nhĩ Khang thấy Tiểu Yến Tử đã vượt ải được, lòng nhẹ nhõm. Nhưng khi nhìn ánh mắt khâm phục ái mộ của vua dành cho Tử Vy. Nhĩ Khang linh cảm một điều không hay sắp xảy đến, nên vô cùng lo lắng. Còn Nhĩ Thái và Vĩnh Kỳ thì tuy cũng cười, nhưng lòng vẫn không yên. Sự việc rồi sẽ ra sao. Mỗi người căng thẳng chờ đợi chuyến đi có thể tốt đẹp nhưng cũng có thể đầy mây ám!

 Chương 24

Tuy bảo đây là cuộc “Di phục xuất tuần” (Cải trang tuần hành), nhưng khi một vị hoàng đế rời khỏi cung cấm thì không đơn giản. Đoàn hộ giá vẫn có xe, có ngựa, võ tướng, tùy tùng, rầm rầm rộ rộ, dù tất cả đều mặc thường phục, nhưng đội ngũ chẳng kém một đoàn quân.
 Chiếc xe ngựa to lớn đi trước, chậm rãi ra khỏi cổng thành, tiến về phía ngoại ô, đoàn hộ tống lặng lẽ đi phía sau. Trong cỗ xe, có vua Càn Long, Tiểu Yến Tử, Tử Vy và sư bá Kỷ Hiểu Phong. Còn phía ngoài là Nhĩ Khang, Nhĩ Thái, Vĩnh Kỳ, ông Phước Luân, Ngạc Mẫn, Bác Hằng, Thái y, mỗi người một ngựa.
 Nhà vua ngồi trong xe, mê mẩn thả hồn theo cảnh sắc bên ngoài. Những ngọn núi xanh, những cánh đồng trải dài trước mắt, giang sơn cẩm tú của mình. Bất chợt ngẫu hứng người phán:
 – Hôm xuất hành đầu tiên, trời nắng tốt thế này thật tuyệt. Khung cảnh lại hữu tình. Trách gì Tiểu Yến Tử tối ngày cứ nghĩ đến chuyện trốn ra ngoài cung. Không khí khoáng đãng khiến trẫm vô cùng sảng khoái!
 Rồi cao hứng người quay sang Tiểu Yến Tử:
 – Tiểu Yến Tử, thường ngày ta cứ nghe Tử Vy hát, hôm nay ta lại muốn nghe thử giọng con thế nào, hát ta nghe xem?
 Tiểu Yến Tử nghe nói, giật mình:
 – Dạ… dạ… Hoàng… Hoàng lão gia. Người… Người muốn nghe giọng hát của con thật ư?
 Vua nhíu mày:
 – Cái gì mà… Hoàng lão gia? Vừa ra khỏi cửa ngươi đã quên mất. Phải gọi ta là Ái lão gia, rõ chưa?
 Tiểu Yến Tử gật đầu, đáp:
 – Vâng, Ái lão gia. Nhưng mà giọng hát của con làm sao bì được giọng của Tử Vy chứ? Con hát như ếch kêu vậy.
 – Không sao cả, cứ hát!
 Tiểu Yến Tử không làm sao khác hơn được, đành cất giọng. Mắt lại nhìn về phía sư bá Kỷ Hiểu Phong.
 – “… Này là chú bé con, vai mang cặp đến trường. Nào sợ gì mưa hay nắng gió, mà chỉ sợ là thầy mắng học ngu…”
 Vua Càn Long từ nào đến giờ, chưa hề được nghe một bài đồng dao lạ lùng như vậy, nên rất thích thú, quay qua Kỷ Hiểu Phong nói:
 – Này Kỷ sư phụ, Tiểu Yến Tử nó hát bản này đúng với tâm trạng nó đó!
 Kỷ sư phụ cười:
 – Vâng, lão gia nói phải, và tôi cũng mong là cô ấy biết sợ thầy như nội dung bài hát!
 Tử Vy thấy mọi người đang vui, nên cũng ngẫu hứng dựa trên âm vần bài hát, Tử Vy hát một bài tương tự.
 – “… Này là này cô gái kia, vai mang cặp đến trường, sợ thì sợ cả chuột lẫn gián, nhưng ghét nhất là tập viết tập đồ chỉ thấy cua bò đã đầy trang…”
 Tiểu Yến Tử nghe Tử Vy hát, biết là Tử Vy ghẹo mình nên vung tay dọa về phía Tử Vy, nói.
 – Này đừng có ỷ giỏi cười người nhé, coi chừng quả đấm này đấy.
 Tử Vy vừa né đòn vừa cười. Vua Càn Long có vẻ không hiểu.
 – Viết chữ mà làm gì có cua bò trên giấy?
 Tử Vy giải thích:
 – Hôm trước Tiểu Yến Tử bị chép phạt, cứ thắc mắc là sao lắm chữ nhiều nét thế, giống như càng cua, nên viết lên giấy như cua bò.
 Lời của Tử Vy làm vua và Kỷ sư phụ cười ào. Tiếng hát của Tiểu Yến Tử và Tử Vy ban nãy vang cả ra ngoài xe. Nhĩ Khang và Vĩnh Kỳ cưỡi ngựa đi phía sau đều nghe thấy. Vĩnh Kỳ nói.
 – Họ vui vẻ quá hở?
 Nhĩ Khang gật đầu:
 – Vui thì có vui thật đấy, nhưng tôi vẫn thấy lo, chẳng biết chuyện này rồi sẽ kết thúc thế nào đây.
 Nhĩ Thái nói:
 – Huynh chỉ khéo lo, có gì đâu mà sợ, họ hòa hợp tốt như vậy thì hy vọng của chúng ta sẽ sớm đạt thôi!
 Nhĩ Khang thúc ngựa đến gần xe nhìn vào, chỉ thấy Tiểu Yến Tử và Tử Vy tay nắm tay, cùng hát chung một bài hát:
 Hôm nay trời quang đãng, khung cảnh thật hữu tình.
 Bướm ong lượn trên hoa, chim đua hói trên cành.
 Mây trắng bay lững lờ, vó ngựa động hoa rơi…
 Tất cả như đều hát, hợp tấu vang lưng trời…
 Tiếng hát cùng tiếng vó ngựa vang vang khắp núi rừng. Cảnh vật như sống động hẳn lên. Vua rất vui, Nhĩ Thái, Nhĩ Khang, Vĩnh Kỳ cũng thư thái, không còn để nỗi lo bận tâm nữa.

o0o

Trên đường đi, thình lình nhà vua cao hứng, muốn ghé ngọn núi bên đường để ngoạn cảnh. Không biết núi này tên là gì, chỉ thấy một màu xanh rì, từ đỉnh núi toàn là các loại cổ thụ lâu năm. Đoàn ngựa xe dừng lại, mọi người cùng nhà vua đi bộ vào núi theo những đường mòn. Chân núi có dòng suối quanh co uốn khúc, hai bên bờ là thảm cỏ xanh mướt. Phong cảnh xung quanh tuyệt đẹp. Nhà vua cứ đứng bên bờ suối ngắm cảnh, cảm thấy lưu luyến không nỡ rời, rồi đột nhiên bảo:
 – Đi cả nửa ngày rồi, hèn gì bây giờ thấy đói. Không biết gần đây có chỗ nào bán đồ ăn không?
 Nhĩ Khang ngây mặt ra:
 – Bẩm… lão gia, ngay bây giờ hay sao?… Có thể là gần đây có làng mạc, lão gia đói bụng thì xin trở lại xe ngồi chờ. Chúng tôi sẽ thử xem sao, hình như nơi này cũng gần Bạch Hà Trang thì phải.
 Nhà vua vẫn cảm thấy chưa muốn rời xa cảnh đẹp:
 – Nhưng mà phong cảnh nơi đây quả là đẹp quá! Nếu có thể kiếm được rượu với đồ nhắm tới đây, mọi người trải bạt lên cỏ cùng ngồi với nhau, lấy trời làm nhà, lấy đất làm giường, ngắm cảnh non xanh nước biếc, uống vài chung mà trò chuyện, không phải là càng thích thú hay sao?
 Anh em họ Phúc đưa mắt nhìn nhau.
 Tử Vy hăng hái:
 – Tôi vừa mới thấy có nhà cửa của nông dân gần ngay đây thôi. Tiểu Yến Tử, hai đứa mình cùng đi. Chuyện mua rượu với đồ ăn để đàn ông làm không tiện. Đàn ông không biết trọn món nào dở đâu, cũng không biết nấu nướng gì cả. Lại nữa, lỡ người ta không có đồ ăn làm sẵn, thì mình lại còn phải mượn đỡ nồi niêu chén đũa, rồi còn phải có cả mắm muối tương dấm nữa… Làm món ăn thì không thể thiếu gia vị được.
 Tiểu Yến Tử vui vẻ gật đầu:
 – Phải, phải, phải! Để hai người đàn bà con gái chúng tôi đi cho, lão gia và các vị cứ chịu khó ở đây chờ một lát. Chúng tôi cũng muốn xem thời vận của mình có tốt hay không.
 Ông thầy Kỷ cười:
 – Vậy thì đi mau đi, đừng có trở về tay không đấy nhá. Cơn ghiền rượu của tôi bắt đầu hành rồi đây này.
 Mọi người cùng cười, ai cũng cảm thấy đói bụng.
 Nhĩ Khang đề nghị:
 – Chỉ có hai người đàn bà con gái đi cũng bất tiện. Hay là để cả ba anh em chúng tôi cùnh đi luôn.
 Mọi người đều khen phải. Năm người thanh niên nam nữ vui vẻ kéo nhau trở ra phía đường cái.
 Không biết họ đã đi đâu, mà chỉ một lúc không lâu sau đã trở lại, người nào cũng lễ mễ ôm xách từ cặp gà, con vịt, cho đến rau cỏ, bình rượu, chén đũa… và cả nồi niêu nữa.
 Rồi lửa được nhóm lên. Tiểu Yến Tử đào một cái hố nhỏ dưới đất để nướng hai con gà, mùi thơm của gà nướng tỏa ra khiến mọi người cảm thấy đói bụng hơn, nhưng tinh thần lại tỉnh táo hẳn ra, trải vải bạt trên cỏ cùng nhà vua ngồi trò chuyện vui vẻ.
 Ngay kế đó, Tử Vy kiếm được ba hòn đá lớn, dựng thành cái bếp, bắc chảo lên xào đồ ăn, mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Ba chàng thanh niên đều ngồi quanh phụ việc, chẻ củi lặt rau, dọn chén đũa, ai cũng bận rộn nhưng vui sướng lạ thường. Nhĩ Khang hỏi nhỏ:
 – Tử Vy ạ, không có thịt cá gì, xào rau không thế này, hoàng thượng ăn không quen thì sao?
 Tử Vy chưa kịp đáp, Vĩnh Kỳ đã lên tiếng:
 – Không biết làm sao thì cũng đành phải chịu, những gì gom được thì chúng mình đã gom hết cả rồi.
 Tử Vy cười:
 – Không sao đau, dù sao cũng có cặp gà với con vịt rồi mà, món thịt như vậy cũng tạm đủ rồi. Vả lại, để hoàng thượng thay đổi khẩu vị cũng tốt chứ.
 Nhà vua bị mùi thơm của các món ăn thúc giục, càng cảm thấy đói bụng hơn, quay ra gọi:
 – Tiểu Yến Tử, sắp ăn được chưa? Bọn ngươi đang làm gì mà thơm quá vậy, báo hại con ma đói đang hành hạ lục phủ ngũ tạng của ta đây này!
 Tiểu Yến Tử quay lại cười hì hì:
 – Lão gia, món này không thể nó cho lão gia biết tên đâu!
 Nhà vua cảm thấy tò mò:
 – Ngươi đừng có lí lắc, nói mau!
 Tiểu Yến Tử vừa cười vừa nó:
 – Đây là món “Gà ăn trộm”, lấy sự tích ngày trước Khiếu Hóa Tử ăn trôm con gà nướng đó mà!
 Nhà vua ngây mặt ra:
 – Cái tên gọi thật chẳng thanh nhã chút nào, bộ gà này do ngươi ăn trộm về hay sao?
 Mọi người cười vang.
 Tử Vy biết nhà vua thích văn chương, ghét những gì thô lỗ, bèn nghĩ ra một tên gọi rồi nói:
 – Thật ra tên gọi “Gà ăn trộm” chỉ là dùng trong chốn dương gian quê mùa thôi. Nướng một con thì gọi là “Gà ăn trộm”, nhưng nếu nướng một lượt hai con như vầy thì lại có tên gọi khác, rất thanh nhã.
Phan_1
Phan_2
Phan_3
Phan_4
Phan_5
Phan_6
Phan_7
Phan_8
Phan_9
Phan_10
Phan_11
Phan_12
Phan_13
Phan_14
Phan_15
Phan_16
Phan_17
Phan_18
Phan_19
Phan_20
Phan_21
Phan_22
Phan_23
Phan_24
Phan_25
Phan_27
Phan_28
Phan_29
Phan_30
Phan_31
Phan_32
Phan_33
Phan_34
Phan_35
Phan_36
Phan_37 end
Phan_Gioi_Thieu
Nếu muốn nhận thông tin bài viết mới của trang thì like ở dưới hoặc truy cập trực tiếp CLICK

TRANG CHỦ
Truyện Teen   Ngôn Tình   Đam Mỹ   Bách Hợp   Mẹo Hay   Trà Sữa   Truyện Tranh   Room Chat   Ảnh Comment   Gà Cảnh   Hình Nền   Thủ Thuật Facebook  
Facebook  Tiện Ích  Xổ Số  Yahoo  Gmail  Dịch  Tải Opera  Đọc Báo 

Lưu địa chỉ wap để tiện truy cập lần sau. Từ khóa tìm kiếm: chatthugian

C-STAT .